Hiển thị các bài đăng có nhãn ISO 9000. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ISO 9000. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận hợp quy sản phẩm

Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận hợp quy sản phẩm

1.   Chứng nhận sản phẩm hợp quy là gì ?

Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
2.    Chứng nhận sản phẩm dựa trên những quy chuẩn nào ?
Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
3.    Các hình thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa ?
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
4.    Dấu hợp quy là gì ?
Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Dấu hợp quy theo phương thức 5             Dấu hợp quy theo phương thức 7
                                       
5.    Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận
Đối với nhà sản xuất:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
6.    Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc ?
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
7.    Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy ?
Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa;
Được sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy.
8.    Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận hợp quy
Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp quy chuẩn của Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert như sau:
 
9.    Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a) Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b) Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c) Đánh giá chính thức, bao gồm:
-   Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
-   Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d) Báo cáo đánh giá;
e) Cấp Giấy chứng nhận;
f)  Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần).
10.  Thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
11.  Chi phí cho việc chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.
12.  Làm sao để đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn ?
VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Phan Thị Thanh Vân
0905.357.459 - 0968.434.199
Email: thanhvan@vietcert.org
Skype: thanhvandn2008

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

1. Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa là "Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng"
Đây là hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu của khách hàng và cao hơn nữa là vượt quá mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung vào sự cải tiến liên tục hệ thống.
TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng được nhận biết rộng rãi khắp thế giới.

2. Tại sao Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?
Hệ thống quản lý chất lượng cho phép bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ. QMS đảm bảo kế hoạch được triển khai nhất quán, cho phép tổ chức xác định các hành động khắc phục phòng ngừa cần thiết.

3. Hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ như thế nào?
Nó sẽ giúp bạn thiết lập các tiêu chí chất lượng, các thủ tục để đáp ứng yêu cầu và các hành động cần thiết để đảm bảo tính nhất quán.

4. Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng ở đâu?
Bạn có thể áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các tổ chức ở mọi loại hình và mọi phạm vi.

5. Khi nào Hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa?
Nó có ý nghĩa khi tổ chức muốn biết hoạt động của bạn ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm/dịch vụ bên trong và bên ngoài như thế nào.

6. Hệ thống quản lý chất lượng đem lại lợi ích cho ai?
Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, vì thế khi triển khai nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Lợi ích có thể mở rộng ra chuỗi cung ứng nếu được áp ụng thông suốt hệ thống, cải tiến chất lượng sản phẩm và mối quan hệ giữa nhà cung ứng, khách hàng, và người tiêu dùng cuối cùng.

Lưu ý: Hệ thống quản lý chất lượng không phải là một hoạt động đơn lẻ, chỉ được thực hiện bởi một nhóm người trong tổ chức. Nó được mong đợi là một hệ thống có hiệu lực, phù hợp với hệ thống quản lý chung và là một phần trong cách thức quản lý kinh doanh của bạn.
Thông thường, tổ chức mong muốn tích hợp Hệ thống quản lý chất lượng với Hệ thống quản lý môi trường. Cần một thời gian dài xây dựng để đảm bảo hai hệ thống này được triển khai cùng nhau. Nhiều yêu cầu và thủ tục trùng nhau, và hiệu quả hơn có thể được nhận thấy khi triển khai, đánh giá và cải tiến cùng nhau.