Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Chuyển nhượng công thức phân bón



VietCert là tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được Cục Trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón không độc quyền (20-25 ngày) và đăng ký vào danh mục danh mục phân bón (10 ngày), gồm các loại phân bón sau 
TT

Đơn vị
Thành phần, hàm lượng
1
Phân HCSH I
%
HC: 22; Axit Humic: 2,5; N-P2O5-K2O: 2,5-0,5-0,5; Ca: 0,5; Mg: 0,2; S: 2
Độ ẩm: 25
ppm
Cu: 50; Zn: 40; B: 70; Mn: 30
2
Phân HCK I
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 3-3-2; Mg: 0,2
Ca: 0,5; S: 2; SiO2: 2; Độ ẩm: 25
ppm
B: 50; Zn: 50; Cu: 50; Mn: 50
3
Phân HCK II
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 4-4-2; Mg: 0,6
Ca: 0,3;  Độ ẩm: 25
ppm
B: 50; Zn: 50; Cu: 50; Mn: 50
4
Phân HCK III
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 3-2-3; Độ ẩm: 25
ppm
B: 70; Zn: 40; Cu: 50; Mn: 30; Fe: 30
5
Phân HCSH II
%
HC: 22; Axit Humic: 2,5; N-P2O5-K2O: 2,5-1-1; Ca: 0,5; Mg: 0,5; Độ ẩm: 25
ppm
Fe: 150;Cu: 150; Zn: 200; B: 500
Mn: 100
6
Phân HCVS I
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 1-1-1; Ca: 0,5
Mg: 0,5;  Độ ẩm: 30
CFU/g
Trichoderma sp: 1 x 106
7
Phân HCVS II
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 2-1-1; Ca: 1
Độ ẩm: 30
CFU/g
Trichoderma sp: 1 x 106
8
Phân HCVS III
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 0,5-0,5-0,5
Ca: 0,5; Mg: 1; Độ ẩm: 30
CFU/g
Trichoderma sp: 1 x 106
Baccillus sp: 1 x 106
9
Phân HCVS IV
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 0,5-0,5-1
Ca: 1; Mg: 0,5; Độ ẩm: 30
CFU/g
Trichoderma sp: 1 x 106
Baccillus sp: 1 x 106
10
Phân HCVS V
%
HC:15; N: 1; Ca: 1; Mg: 1; S:1
Độ ẩm: 30
CFU/g
Trichoderma sp: 1 x 106
11
Phân HCVS VI
%
HC: 15; P2O5-K2O: 1-1; Ca: 1; Mg: 0,5
Độ ẩm: 30
CFU/g
Azotobacter sp: 1 x 106
Baccillus sp: 1 x 106
12
Phân HCVS VII
%
HC: 15; P2O5-K2O: 1-1; Ca: 0,5; Mg: 1
 Độ ẩm: 30
CFU/g
Azotobacter sp: 1 x 106
Trichoderma sp: 1 x 106
13
Phân HCVS VIII
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 1-3-1; Ca: 2
Mg: 1; Độ ẩm: 30
CFU/g
Azotobacter sp: 1 x 106
Trichoderma sp: 1 x 106
ppm
B: 50; Cu: 50; Zn: 50; Fe: 50; Mn: 50
14
Phân HCVS IX
%
HC: 15; N-P2O5-K2O: 0-3-0; Ca: 0,5
Mg: 2; Độ ẩm: 30
CFU/g
Baccillus sp: 1 x 106
Trichoderma sp: 1 x 106
ppm
B: 50; Cu: 50; Zn: 50; Fe: 50; Mn: 50
15
Phân bón lá I
%
N-P2O5-K2O: 5-3-2; Mg: 0,1
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 50; Fe: 100
NAA: 450

pH: 6-7; Tỷ trọng: 1,19
16
Phân bón lá II
%
Axit Humic: 1; N-P2O5-K2O: 4-3-3
Mg: 0,5; Ca: 0,5
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 50; Fe: 50
Mn: 340; GA3: 50

pH: 6,5; Tỷ trọng: 1,19
17
Phân bón lá III
%
N-P2O5-K2O: 1-3-3; Lysine: 0,2
Methionine: 0,2; Glysine:0,2;
Tyrosine: 0,2
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 500; Fe: 50
Mn: 100

pH: 7-8; Tỷ trọng: 1,05 – 1,2
18
Phân bón lá IV
%
N-P2O5-K2O: 2-1-1; Vitamin A: 0,1
Vitamin B1: 0,05; Vitamin C: 0,05
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 50; Mn: 50

pH: 6-7; Tỷ trọng: 1,05 – 1,15
19
Phân bón lá V
%
N-P2O5-K2O: 2-5-3; GA3: 0,05; Lysine: 0,2; Methionine: 0,2; Glysine: 0,2
Tyrosine: 0,2;
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 500; Fe: 50
Mn: 100

pH: 6-7; Tỷ trọng: 1,05 – 1,2
20
Phân bón lá VI
%
Axit Humic: 4; N-P2O5-K2O: 4-3-5
Mg: 0,5; Ca: 0,5
ppm
B: 500; Cu: 50; Zn: 50; Fe: 50
Mn: 340; GA3: 100; NAA: 100

pH: 6,5; Tỷ trọng: 1,19

VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Phan Thị Thanh Vân
Mobile: 0905.357.459 - 0968.434.199
Email: thanhvan@vietcert.org
Skype: thanhvandn2008

Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận hợp quy sản phẩm

Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận hợp quy sản phẩm

1.   Chứng nhận sản phẩm hợp quy là gì ?

Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
2.    Chứng nhận sản phẩm dựa trên những quy chuẩn nào ?
Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
3.    Các hình thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa ?
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
4.    Dấu hợp quy là gì ?
Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Dấu hợp quy theo phương thức 5             Dấu hợp quy theo phương thức 7
                                       
5.    Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận
Đối với nhà sản xuất:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
6.    Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc ?
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
7.    Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy ?
Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa;
Được sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy.
8.    Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận hợp quy
Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp quy chuẩn của Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert như sau:
 
9.    Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a) Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b) Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c) Đánh giá chính thức, bao gồm:
-   Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
-   Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d) Báo cáo đánh giá;
e) Cấp Giấy chứng nhận;
f)  Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần).
10.  Thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
11.  Chi phí cho việc chứng nhận hợp quy sản phẩm ?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.
12.  Làm sao để đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn ?
VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Phan Thị Thanh Vân
0905.357.459 - 0968.434.199
Email: thanhvan@vietcert.org
Skype: thanhvandn2008

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013



Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón không độc quyền
    
Vietcert là tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón được Cục Trồng trọt chỉ định theo Quyết định số 245/QĐ-TT-QLCL. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ: khảo nghiệm; nhượng quyền sản xuất hoặc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón (10-15 ngày) và đăng ký vào danh mục phân bón (10 ngày); chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho doanh nghiệp với thời gian nhanh nhất (07 ngày).
Qúy Đơn vị có nhu cầu tư vấn về Chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón không độc quyền (nhượng quyền thương hiệu sản xuất phân bón) và chứng nhận hợp quy phân bón xin hãy liên lạc với chúng tôi hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website: www.vietcert.org
Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.


Khảo nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón
   

1.  Khảo nghiệm phân bón là gì?
Khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

2.  Vì sao phải khảo nghiệm phân bón?
Đối với mỗi loại cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy, việc khảo nghiệm phân bón mới nhằm xác định hiệu quả tác động của phân bón đối với cây trồng, cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại phân bón mới trong canh tác.
Khảo nghiệm phân bón cung cấp cho người sản xuất những thông tin chính xác về chế độ phân bón và cách sử dụng phù hợp nhất cho từng đối tượng cây trồng. Từ đó có cơ sở để người sản xuất đưa ra yêu cầu kỹ thuật và những khuyến cáo cho người sử dụng.
Hơn nữa, phân bón là một trong những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nếu phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới để sản xuất và kinh doanh trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

3.  Khảo nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón khác nhau như thế nào?
Trước hết cần phải khẳng định rằng đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Việc khảo nghiệm chỉ được tiến hành đối với các sản phẩm phân bón mới chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”. Nhà sản xuất phải tiến hành khảo nghiệm phân bón vì những lý do đã nêu ở trên. Sau khi tiến hành khảo nghiệm thành công, sản phẩm phân bón mới sẽ được công nhận và đưa vào Danh mục phân bón. Việc khảo nghiệm phân bón được tiến hành theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT về Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
Còn đối với việc chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón chỉ được tiến hành đối với các sản phẩm phân bón đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận và đưa vào Danh mục phân bón. Việc chứng nhận hợp quy phân bón được thực hiện theo Thông tư 36/2010 – BNNPTNT về Việc ban hành quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón. Chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón là công việc bắt buộc đối với các nhà sản xuất phân bón nằm trong Danh mục quy định. Điều này góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc tạo ra các sản phẩm phân bón phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng quy định cũng như cơ hội cạnh tranh lớn cho nhà sản xuất trong bối cảnh phân giả, phân nhái, phân kém chất lượng… đang tràn lan trên thị trường.

4.  Những loại phân bón nào cần phải khảo nghiệm?
Theo Thông tư 52/2010 – BNNPTNT, các loại phân bón cần phải khảo nghiệm bao gồm Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.

5.  Một số thủ tục khảo nghiệm phân bón?
a)     Đối với phân bón nhập khẩu, hồ sơ gồm:
-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-         Đơn đăng ký nhập khẩu;
-         Tờ khai kỹ thuật;
-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm do Cục trồng trọt chỉ định;
-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)
b)    Đối với phân bón sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:
-         Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-         Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm;
-         Tờ khai kỹ thuật;
-         Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm;
-         Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-         Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệm về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.