Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Thử nghiệm các lĩnh vực - Ms.Biên - 0905 737 969

Quay lại 20 năm  trước, số các thiết bị khoa học quý và hiếm tại các phòng thử nghiệm trên toàn quốc chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay thì nay khó có thể thống kê đầy đủ các chủng loại, số lượng thiết bị đã được trang bị tại các phòng thử nghiệm. Những  thiết bị đáng giá vài tỷ đồng cũng bắt đầu trở nên phổ biến ở nhiều phòng thử nghiệm,  kể cả khu vực tư nhân, như Phòng thử nghiệm của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, Tập đoàn chứng nhận VinaControl… Nếu trước đây, mỗi phòng thử nghiệm chỉ được đầu tư khoảng vài chục triệu đồng thì nay đa số các phòng thử nghiệm được đầu tư tới 50-70 tỷ đồng, cá biệt có  những  phòng  thử nghiệm được  đầu tư cả trăm tỷ đồng. Nhiều thương hiệu  nổi  tiếng về  máy  móc thiết bị thử nghiệm như  SHIMADZU, BRUKER, JEOL… đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các phòng thử nghiệm của Việt Nam
Nhờ sự phát triển của công nghệ  thông tin,  cán  bộ  thử  nghiệm ngày càng được nâng  cao trình độ, cập nhật kiến thức. Các tổ chức chứng nhận cũng như các trung tâm, viện, trường… đều quan tâm đến  công tác đào tạo quản lý và cán bộ phòng thử nghiệm. Nhiều phòng thử nghiệm đã áp dụng hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế, hơn 160 phòng thử nghiệm được VILAS công nhận theo tiêu chuẩn quốc  tế ISO/IEC 17025, GLP… và hơn 350 phòng thử nghiệm được công nhận tiêu chuẩn LAS-XD. Chất lượng thử nghiệm cũng có nhiều tiến bộ, kết quả kiểm tra kỹ năng qua chương trình thử nghiệm thành thạo cho  thấy số phòng thử nghiệm có kết quả tốt đạt tỷ lệ khá cao.
Số phòng thử nghiệm được công nhận tăng rất nhanh. Nếu như năm 2004  mới chỉ có   163 phòng thử nghiệm được công nhận thì đến năm 2009 đã có khoảng 316 phòng và hiện nay là 600 phòng thử nghiệm trải khắp các lĩnh vực như hóa, dược, cơ, điện  - điện tử, sinh học, vật liệu xây dựng, đo lường - hiệu chuẩn và không phá hủy… được công nhận.

Chứng nhận hợp quy Thép - Ms. Biên - 0905 737 969

Chứngnhận hợp quy thép
Vietcert được chỉ định trong chứng nhận chất lượng thép nhập khẩu, chứng nhận Hợp chuẩn – Hợp quy thép sản xuất trong nước, vậy Vietcert có chức năng và quyền hạn trong khâu chứng nhận chất lượng thép đơn thuần. Để hoàn thiện, cải tiến chất lượng dịch vụ của bản thân, đáp ứng nhu cầu phát sinh của quý khách hàng thì Vietcert phát sinh thêm các loại hình dịch vụ mới để cải thiện và hoàn chỉnh khâu dịch vụ của Vietcert như sau

        1. Đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép

           Tại sao phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép?
Trong thông tư 44 có nhấn mạnh vào các loại thép phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép. Vậy đó là những loại nào? Các loại thép bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép là thép que hàn, thép có hàm lượng Cr lớn hơn 0.3% hoặc có hàm lượng Bo lớn hơn 0.0008%.
Để đảm bảo thông quan bình thường, thép nhập khẩu cần đáp ứng các chỉ tiêu sau:
Thép thuộc phụ lục I của thông tư 44 bắt buộc phải chứng nhận chất lượng thép
Thép thuộc phụ lục II của thông tư 44 bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép
Thép thuộc phụ lục I và II của thông tư 44 bắt buộc vừa chứng nhận chất lượng và đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép.
          Đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép do chính quý công ty thực hiện. Nhưng thủ tục rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Hiểu được tâm lý của các nhà nhập khẩu, Vietcert đã đưa ra gói dịch vụ đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép trong vòng 20 ngày thay vì 2 tháng nếu như khách hàng thực hiện đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép. (Mọi hồ sơ và thủ tục vui lòng gọi Mr Bá Tưởng – 0905.849.007) sẽ được tư vấn thủ tục và hồ sơ.

             2.      Công bố các sản phẩm thép hợp chuẩn

           Chứng nhận chất lượng thép xong là hoàn thành mọi thủ tục chất lượng sản phẩm. Bạn đã sai, sau khi chứng nhận hợp chuẩn thép hoàn thành thì bắt buộc đơn vị phải công bố hợp chuẩn lên cơ quan quản lý.
Việc công bố hợp chuẩn do chính đơn vị thực hiện. Để hỗ trợ quý doanh nghiệp nhanh thì Vietcert sẽ hoàn thành mọi hồ sơ để doanh nghiệp tự đi công bố. Vietcert sẽ chịu trách nhiệm và đảm bảo với quý khách hàng chờ có giấy tiếp nhận hợp chuẩn mới hưởng phí của gói dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.

           3.      Công bố các sản phẩm thép hợp quy

           Hiện nay, trong ngành thép chỉ có thép cốt bê tông áp dụng theo QCVN 07:2011/BKHCN, Như vậy quý khách hàng sản xuất hay nhập khẩu thép cốt bê tông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo QCVN 07:2011/BKHCN. Củng như công bố hợp chuẩn, Vietcert sẽ hoàn thiện mọi thủ tụ hồ sơ để quý đơn vị tự đi công bố. Vietcert chịu trách nhiệm và đảm bảo doanh nghiệp nhận được giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy mới hưởng chi phí của gói dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THÉP
             Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert là tổ chức được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định thực hiện chứng nhận chất lượng thép Cốt bê tông phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN và thép theo quy định Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013. Giấy chỉ định có hiệu lực kể từ ngày 16/7/2014.
Là đơn vị tư nhân để tìm được vị thế trên thị trường cạnh tranh với các tổ chức chứng nhận trực thuộc Nhà nước. Vietcert đã thực hiện chính sách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN.
·       NHANH HƠN: thời gian hoàn thành các dịch vụ chứng nhận, hỗ trợ khách hàng ngày càng nhanh hơn.
·       THÔNG MINH HƠN: Đưa ra các giải pháp tư vấn hỗ trợ thông minh giải quyết các thủ tục nghiệp vụ và quản trị các khách hàng, giúp khách hàng tác nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
         Hiện nay các đơn vị nhập khẩu thép rất quan tâm tới thời gian thực hiện chứng nhận thép nhập khẩu để thông quan. Đáp ứng nhu cầu của quý Doanh nghiệp nên chính sách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN đã đáp ứng được thị hiếu của quý Doanh nghiệp.


Chứng nhận hợp quy phân bón - Ms. Biên - 0905.737.969

Phân bón vô cơ

            Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp.
            Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.
            Phân tổng hợp cũng như hân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
            Trên thị trường hiện đang có các loại phân sau đây:
            – Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0.
            – Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:10 và 15:15:15.
            – Loại 4 yếu tố N, P, K, Mg với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2; v.v..
            Các loại phân tổng hợp và hỗn hợp chỉ phát huy hiệu lực tốt khi được bón đúng với yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất của các loại đất. Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả các loại phân này cần nắm được đầy đủ và cụ thể đặc điểm của cây và tính chất của đất.
            Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, hiện nay các xí nghiệp phân bón đã sản xuất ra các loại phân tổng hợp và phân hỗn hợp chuyên dùng cho từng loại cây cụ thể, như phân bón cho cao su, cho cà phê, cho chè, cho rau, cho đậu, v.v..
            * Phân NP:
            Loại phân 2 yếu tố này trên thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau.
            * Phân amophor:
            Có tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng (N, P, K) là: 1:1:0.
            Thành phần của phân này gồm: 18% N, 18% P2O5.
            Phân có dạng viên rời, khô. Phân có khả năng hoà tan hoàn toàn trong nước.
            Thường phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân với sunphat amôn.
            Phân này được sử dụng để bón trên đất có hàm lượng kali cao như các loại đất phù sa, đất phèn…
            * Phân diamophos (DAP):
            Phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (N, P, K) là: 1:2,6:0.
Phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân kép với sunphat amôn. Phân có thành phần P2O5 – 40%, N – 18%.
Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan.
Diamophos có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc.
Phân này thường được dùng để bón cho đất có hàm lượng NPK trung bình hoặc các loại đất có N, K2O lớn hơn P2O5. Người ta ít dùng phân này để bón cho đất thiếu kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất xám, đất trung tính.
Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô…
Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất.
* Phân hỗn hợp: 20:20:0; 23:23:0; 10:10:0 được sản xuất ra chuyên sử dụng để bón lót vào đất.
* Phân NK:
* Phân kali nitrat: Dạng phân 2 yếu tố chứa 13% N và 45% K2O.
Phân này được dùng để bón cho đất nghèo kali. Thường được dùng để bón cho cây ăn quả, cây lấy củ.
* Phân hỗn hợp: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10.
Các dạng phân này có chưa NK và một số nguyên tố trung lượng. Trong các dạng phân này không có lân. Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân.
* Phân PK:
* Phân PK  0:1:3 . Người ta sản xuất phân này bằng cách trộn 55% supe lân với 45% KCl.
Phân được dùng để bón cho đất quá nghèo kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ v.v.. Phân cũng được dùng chủ yếu để bón cho các loài cây cần nhiều kali như khoai tây, khoai lang, v.v..
* Phân PK  0:1:2 . Được sản xuất bằng cách trộn 65% supe phôtphat với 35% KCl.
* Phân PK  0:1:2 chưa 5,8% P2O5 và 11,75% KCl.
Phân này được dùng để bón cho các loại đất nghèo kali và dùng chủ yếu để bón cho các loại ngũ cốc.
* Phân N, P, K:
– Phân amsuka : có tỷ lệ NPK là 1: 0,4:0,8.
Phân này được sản xuất bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào muối KCl.
Phân được dùng để bón cho cây có yêu cầu NPK trung bình, bón ở các loại đất có NPK trung bình.
– Phân nitro phoska: có 2 loại
Loại có tỷ lệ NPK: 1:0,4:1,3
Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit phosphoric. Trong phân có chứa: N – 13%; P2O5 – 5,7%; K2O – 17,4%.
Phân này được dùng để bón cho đất thiếu K nghiêm trọng và thường được dùng để bón cho cây lấy củ.
Loại có tỷ lệ N, P, K: 1:0,3:0,9
Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit sunphuric. Trong phân có chứa: N – 13,6%; P2O5 – 3,9%; K2O – 12,4%.
Phân được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng và thường bón cho đất có NPK trung bình.
– Phân amphoska:
Có tỷ lệ NPK: 1:0,1:0,8
Trong phân có chứa N – 17%; P2O5 – 7,4%; K2O – 14,1%.
Phân này được dùng để bón cho đất trung tính và thường dùng để bón cho cây lấy củ.
– Phân viên NPK Văn Điển:
Có tỷ lệ NPK: 5:10:3
Trong phân chứa NPK, ngoài ra còn có MgO – 6,7%; SiO2 – 10 – 11%; CaO – 13 – 14%.
Phân này thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cách bón và liều lượng bón được dùng như đối với phân lân nung chảy. Đối với cây trồng cạn cần bón xa hạt, xa gốc cây. Sau khi bón phân cần lấp đất phủ kín phân.
– Phân hỗn hợp NPK 3 màu:
Do nhà máy phân bón Bình Điền II sản xuất. có các dạng:
15:15:15
20:20:15
15:10:15
16:16:8
14:8:6
15:15:6
Tuỳ theo yêu cầu của cây và đặc tính của đất, người nông dân có thể mua loại phân thích hợp để bón.
– Phân tổng hợp NPK:
Do nhà máy phân bón Đồng Nai sản xuất
Có các dạng:
16:16:8
14:8:6
10:10:5
15:15:20
 * Những điều cần lưu ý khi trộn phân:
Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất.